Shark Bình và Á hậu gọi vốn 2,5 tỷ lại nổi nhất hôm nay, Phương Oanh đứng ngồi không yên

Á hậu Thảo Nhi Lê đưa các shark vào hành trình khám phá mùi hương, bằng cách bịt mắt để các “cá mập” đoán mùi hương nước hoa của Centifolia – 1 trong 2 loại hoa hồng đắt đỏ nhất được sử dụng để tạo nên những dòng nước hoa cao cấp.

 

Đồng sáng lập với Thảo Nhi Lê để tạo ra Nimai là Romain Leclef, người Pháp, xuất thân trong gia đình kinh doanh ngành nước hoa gần 200 năm và là người kế nhiệm đời thứ 7 của công ty. Đến Shark Tank, Á hậu Thảo Nhi Lê muốn gọi vốn 100.000 USD cho 10% cổ phần.

Á hậu Thảo Nhi Lê tự tin lên Shark Tank gọi vốn

Với lối dẫn chuyện hấp dẫn, người đẹp khiến các “cá mập” rất ấn tượng về sản phẩm và dự báo về tiềm năng thị trường trong tương lai

Ảnh: Shark Tank Việt Nam

Nimai được bắt đầu từ năm 2023 với số vốn đầu tư 300.000 USD. Thảo Nhi Lê cho biết đội ngũ đã dành hơn 6 tháng để tạo “một mùi hương độc nhất và hiệu quả”. Cô cũng cho biết đủ tự tin để đem Nimai ra thị trường.

Nimai là một dòng nước hoa niche (được sản xuất giới hạn với các mùi hương độc đáo, hiếm gặp) mới được sản xuất tại Pháp và sẽ sớm ra mắt tại Việt Nam. Theo Thảo Nhi Lê, Nimai trong tiếng Hindu nghĩa là “hình thành từ ánh sáng nội tại”, ý nghĩa thứ hai là “hai mảnh ghép” trong tiếng Nhật.

Các cá mập đều “quay xe” với Á hậu Thảo Nhi Lê

Shark Minh Beta cho rằng á hậu sẽ gặp khó khăn vì đang có quá nhiều sự cạnh tranh trên thị trường và đặt câu hỏi về lý do khách hàng chọn mua một hãng nước hoa mới như Nimai thay vì những thương hiệu cao cấp, những dòng nước hoa khác.

Đồng sáng lập với Á hậu Thảo Nhi Lê là Romain Leclef (người Pháp), xuất thân trong gia đình kinh doanh ngành nước hoa gần 200 năm

Ảnh: Shark Tank Việt Nam

Thảo Nhi Lê cho rằng mọi thứ phụ thuộc vào cảm xúc “như việc mua quần áo, tôi cũng không chỉ mua đồ từ một thương hiệu. Tôi luôn thay đổi thói quen ăn mặc của mình, tôi thay đổi cả gu của bản thân”. Thảo Nhi Lê cho biết sau thời gian kinh doanh, cô nhận ra “có người mua vì mùi hương, có người mua vì yêu thích thương hiệu, có người mua vì họ trong cộng đồng của tôi và có vô vàn lý do họ mua sản phẩm, nhưng miễn là họ cảm nhận được câu chuyện của thương hiệu này. Họ nhận ra mình trong thương hiệu ấy và cảm nhận sự kết nối về mặt cảm xúc với sản phẩm thì họ sẽ mua”.

Do startup chưa ra mắt sản phẩm cụ thể nên shark Bình “không hiểu rõ về ngành nước hoa” và quyết định không đầu tư; tuy nhiên cho biết trân trọng hành trình của các nhà sáng lập và cho rằng “tôi sẽ bỏ lỡ một cơ hội to lớn khi phải từ chối đầu tư thương vụ này”.

Shark Lê Mỹ Nga cho rằng nước hoa là một đại dương đỏ, thị trường đầy sự cạnh tranh, có rất nhiều thách thức trong thời gian tới.

Buồn là các “cá mập” đều… quay xe nhưng Á hậu Thảo Nhi Lê đã thuyết phục thành công các shark về chất lượng sản phẩm

Ảnh: Shark Tank Việt Nam

Shark Tillman Schulz (người Đức) cho rằng: “Thảo Nhi có gần 1 triệu người theo dõi, công ty của Romain Leclef có bề dày 200 năm kinh nghiệm. Làm kinh doanh 80% dựa vào mạng lưới quen biết, hãy tận dụng điều đó”.

Mặc dù cuối cùng các “cá mập” đều… quay xe, Á hậu Thảo Nhi Lê ra về tay trắng nhưng Nami đã phần nào thuyết phục các shark về chất lượng sản phẩm và sự chuyên nghiệp, cũng như sự lựa chọn về con đường đi dài hơi cho thương hiệu nước hoa này tại Việt Nam.

Tập 12 Shark Tank Việt Nam mùa 7 (phát tối 14.10 trên VTV3) còn gây ấn tượng với 2 startup tâm huyết: nhà phê bình ẩm thực người Pháp cùng sản phẩm nước mắm “luxury” dạng xịt và tiến sĩ nghiên cứu công nghệ Mỹ với máy lọc nước ứng dụng công nghệ lọc điện CDI độc đáo.

Với 5 lời từ chối, nhà phê bình ẩm thực người Pháp chưa có được “cái bắt tay” của các “cá mập”.

Còn tiến sĩ nghiên cứu công nghệ Mỹ được shark Nga chốt 5 tỉ đồng cho 7% cổ phần, trong đó là 1 tỉ đồng tiền mặt, 4 tỉ đồng còn lại là công sức để hỗ trợ huy động nguồn vốn.